Rau thơm hay còn được gọi là rau gia vị. Đây là những loại rau có hương thơm đặc trưng, thường dùng để ăn kèm hoặc sử sụng như một loại gia vị làm tăng màu sắc, mùi vị cho món ăn. Rau thơm vô cùng đa dạng. Mỗi loại có một công dụng, đặc điểm và hương vị riêng, cùng điểm danh các loại rau thơm phổ biến nhất nhé!
Các loại rau thơm với công dụng tuyệt vời
Rau thơm có rất nhiều loại, dựa vào mùi hương và tác dụng của chúng mà chúng ta có thể sử dụng cho nhiều món ăn và sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh. Dưới đây là 13 loại rau thơm nổi bật mà bạn nên biết.
1.Hành lá
Hành lá là một trong các loại rau thơm phổ biến nhất. Có thể dễ dàng bắt gặp loại rau thơm này ở hầu hết các món ăn. Hành lá vừa dùng để trang trí, vừa để tăng mùi vị cho món ăn. Loại rau thơm này có tác dụng trị ho, tiêu đờm, sát trùng rất hiệu quả. Hơn nữa, hành lá cũng được xem như bài thuốc trị viêm, mụn nhọt.
Hành lá là gia vị đã quá phổ biến
2.Rau mùi (ngò rí)
Rau mùi hay ngò rí cũng được xem như thứ gia vị “quốc dân” với độ phổ biến của nó. Với loại rau này, bạn có thể ăn sống, hoặc làm gia vị cho các món canh, xào. Rau mùi có hương thơm rất dễ chịu, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt vào dịp Tết loại rau này thường được “săn lùng” về tắm gội cho thơm tho, sạch sẽ.
Rau mùi có thể kết hợp với một số loại dược liệu khác để trị bệnh. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
- Trị chứng kiết lỵ: Hạt mùi sao vàng, nghiền nhỏ, pha nước uống 2 lần/ngày.
- Trị bệnh loét niêm mạc lưỡi: Ngâm rau mùi + húng chanh trong nước muối pha loãng sau đó nhai kỹ.
Rau mùi
2.Mùi tàu (ngò gai)
Ngò gai là loại rau có viền răng cưa, được dùng nhiều trong các món canh. Đặc biệt là canh măng hoặc phở. Cũng có nhiều người dùng mùi tàu để ăn sống. Mùi tàu có tác dụng điều trị một số bệnh như đầy hơi, sốt,… Bài thuốc áp dụng cụ thể như sau:
- Trị đầy hơi, khó tiêu: Dùng mùi tàu + gừng tươi, sắc lấy nước uống. Mỗi lần uống cách nhau 3 giờ.
- Trị sốt nhẹ: Dùng mùi tàu + gừng + thịt bò, nấu chín, ăn nóng.
Rau ngò gai không thể thiếu trong các món phở
3.Rau răm
Nhắc tới các loại rau thơm phổ biến thì không thể bỏ qua rau răm. Loại rau thơm này có vị cay nhẹ, hơi đắng, được dùng để kho cá, ăn kèm với trứng lộn hoặc cháo sườn, cháo trai,… Rau răm có tác dụng trị tiêu hóa kém, say nắng.
4.Rau ngổ
Mùi thơm của rau ngổ giúp cho các món như canh cá, chuối om,… có được hương vị đúng chuẩn. Không chỉ vậy, rau ngổ còn là gia vị không thể thiếu với món lòng, cháo lòng. Các dưỡng chất có trong loại rau thơm này giúp điều trị một số bệnh hiệu quả như tiểu đường, mỡ máu, đầy bụng, mất ngủ,…
Rau ngổ có hương thơm đặc trưng
5.Lá lốt
Lá lốt thịt bò chính là “cặp bài trùng”. Không chỉ kết hợp được với thịt bò, loại rau thơm này còn được dùng để nấu các món canh chua, món om: chuối, lươn,… Bên cạnh đó, chả lá lốt cũng là một món ăn thơm ngon bổ dưỡng mà bạn nên thưởng thức
6.Bạc hà
Là loại rau thơm có vị the mát. Không khó để phân biệt bạc hà với các loại rau thơm khác bởi hình dáng và hương vị của nó rất dễ nhận biết. Sự dịu mát, dễ chịu cùng với những công dụng tuyệt vời của bạc hà đã giúp nó trở thành một trong những loại rau thơm phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Tinh dầu bạc hà, rau gia vị trong đồ uống, bánh, dược liệu trị bệnh,… Đó chính là công dụng tuyệt vời của loại rau thơm này.
7.Húng lủi
Loại rau này rất dễ nhầm với bạc hà bởi bề ngoài của chúng có rất nhiều điểm tương đồng. Muốn phân biệt húng lủi và bạc hà thì bạn nên dựa vào phần lá. So với bạc hà thì húng lủi được sử dụng nhiều trong ẩm thực hơn. Nó có thể dùng để ăn sống, làm món gỏi, nộm.
Húng lủi rất dễ nhầm với bạc hà
8.Húng quế (Húng chó)
Rau húng quế là gia vị ăn kèm không thể thiếu với các món bún, phở hoặc lòng lợn. Hạt của loại cây này được dùng phổ biến trong các món chè, nước giải khát và làm đẹp.
Lá húng quế vừa có tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, vừa có hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Nếu bạn mắc các bệnh như đau đầu, rối loạn kinh nguyệt, viêm da,… thì hãy áp dụng húng quế như một bài thuốc hiệu quả để điều trị.
Loại rau thơm này rất dễ trồng, bạn có thể sử dụng hạt hoặc cành. Một dãy rau thơm có nhiều công dụng như húng quế sẽ rất tiện lợi cho nhu cầu sử dụng của gia đình bạn đấy.
Rau húng quế
9.Kinh giới
Kinh giới là loại rau thơm nhất định phải có trong các món nộm. Loại rau này rất phổ biến, dễ trồng, thích nghi tốt. Đặc biệt, kinh giới được xem là loại rau thơm nhất định phải có trong món bún đậu mắm tôm. Hương vị của kinh giới giúp tăng mùi vị cho món ăn, giảm mùi hắc của mắm tôm. Hơn nữa, kinh giới cũng rất tốt cho sức khỏe. Chúng có thể trị cảm lạnh, lợi tiểu, viêm họng, khàn tiếng,…
Rau kinh giới
10.Tía tô
Nhắc đến tía tô, người ta không chỉ nghĩ tới loại rau thơm quen thuộc mà còn biết đây chính là vị thuốc tuyệt vời. Rau tía tô có màu tím, lá hơi cứng, dùng làm rau gia vị trong món canh, món xào. Bên cạnh đó, rau tía tô cũng được dùng để ăn kèm với các món bún riêu cua, lẩu riêu. Tía tô vừa tốt cho sức khỏe, vừa có tác dụng trong việc làm đẹp.
Với loại rau thơm này bạn có thể nấu cháo hoặc uống nước lá tía tô để giải cảm. Ngoài ra, nước ép lá tía tô còn trị được dị ứng cho ăn hải sản.
11.Rau thì là
Danh sách các loại rau thơm phổ biến sẽ không hoàn hảo nếu thiếu đi cái tên thì là (thìa là). Với các món canh cá hoặc khoai tây, chả cá nếu không có thì là thì món ăn sẽ mất đi một phần hương vị. Loại rau thơm này có tính nồng ấm, khử được mùi tanh, tăng hương vị cho các món ăn.
Tính ấm của rau thì là có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, lợi sữa, điều hòa âm dương. Kết hợp rau thì là với muối, tán bột có thể điều trị người đi tiểu nhiều, tiểu buốt. Thêm vào đó, nếu bị sốt rét ác tính cũng có thể lấy dùng nước ép lá thì là để tình trạng bệnh thuyên giảm.
12.Rau diếp cá
So với các loại rau thơm trên thì rau diếp cá có vẻ như kén người ăn hơn. Cố rất nhiều người không ăn được, thậm chí là không ngửi được mùi của rau diếp cá. Bởi loại rau này có mùi hơi tanh. Tuy nhiên, với những người ăn quen thì rau diếp cá có vị bùi, thơm ngon, mát, giàu dinh dưỡng.
Thực tế, loại rau thơm này rất bổ dưỡng, nó có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, trị bệnh trĩ hiệu quả. Để cải thiện bệnh trĩ, táo bón thì bạn nên bổ sung loại rau thơm này vào chế độ ăn hàng ngày. Với những vết thương, để sát trùng, tiêu viêm thì nhai lá diếp cá, đắp lên da.
Rau diếp cá
13.Húng chanh
Húng chanh còn được biết đến với cái tên rau tần. Loại rau thơm này có vị chua the, hơi hăng, tính ấm. Húng chanh có tác dụng giải cảm, tiêu đờm, trị cảm cúm và khử độc hiệu quả. Với húng chanh, bạn có thể áp dụng làm nhiều bài thuốc để trị bệnh hiệu quả.
- Trị hen suyễn: Lá húng chanh + tía tô, sắc lấy nước uống. Kiêng đồ xào, hải sản, đồ lạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Trị ho cho trẻ: Đem hấp lá húng chanh + lá hẹ + mật ong, cho trẻ uống.
- Trị rết, bọ cạp cắn: Nhai nát lá húng chanh, thêm chút muối rồi đắp lên vết thương.
Rau húng chanh